• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar

Nghề Giáo - Giáo dục

Tập hợp tin tức về nghề giáo - giáo viên

  • Lớp 12
  • Học tập
  • Tin giáo dục
  • Thi cử
  • Blog
Bạn đang ở:Trang chủ / Tin giáo dục / [NG] Bà mẹ yêu cầu con trả tiền khi dùng thiết bị công nghệ

[NG] Bà mẹ yêu cầu con trả tiền khi dùng thiết bị công nghệ

10/09/2020 by admin

Muốn con không bị lệ thuộc vào thiết bị công nghệ, chị Cristina Margolis ở Mỹ yêu cầu con làm việc nhà, quy đổi ra tiền để được ngồi trước màn hình.

Chị Cristina Margolis chia sẻ câu chuyện trên trang Popsugar.

Nhớ về tuổi thơ, hầu hết ký ức của tôi là về quang cảnh đường phố. Tôi đạp xe, chạy quanh công viên, sáng tạo trò chơi với bạn bè và những đứa trẻ trong khu phố. Tôi chỉ ngồi trước TV vào sáng thứ bảy mỗi tuần để xem phim hoạt hình.

Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, dù muốn nuôi dạy con bằng các hoạt động vui chơi giống mình ngày xưa, tôi cũng không thể. Bởi vì các cháu đang lớn lên trong thế kỷ của khoa học công nghệ. Rất nhiều trẻ em hiện nay bị phụ thuộc vào thiết bị công nghệ. Thêm vào đó, chúng tôi sống ở thung lũng Silicon, nơi máy tính bảng, điện thoại thông minh có mặt ở khắp mọi nơi. Thay vì xây lâu đài cát, các con tôi xây nhà trong trò chơi Minecraft trên iPad.

Kỳ thực, tôi không cho rằng sử dụng công nghệ là xấu. Thế giới con cái tôi đang lớn lên có nhiều trải nghiệm giá trị, tân tiến hơn thời ấu thơ của tôi. Bởi vậy, tôi chưa bao giờ cấm các con dùng thiết bị điện tử nhưng tôi muốn thiết lập giới hạn thông minh, an toàn để các con không bị lệ thuộc vào nó.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Để quản lý, tôi yêu cầu hai con, 6 và 8 tuổi, “trả tiền” cho thời gian dùng thiết bị công nghệ. Mỗi cháu có một danh sách công việc cần làm phù hợp với độ tuổi. Danh sách này được chia thành ba nhóm gồm công việc giá một xu (tương ứng với 15 phút dùng thiết bị công nghệ), việc giá hai xu (tương ứng 30 phút) và việc giá ba xu (tương ứng 45 phút). Khi hoàn thành công việc trong ba nhóm, các cháu sẽ kiếm được số tiền xu tương ứng. Ví dụ, các cháu nhận được một xu nếu chuẩn bị đồ ăn cho chó trong khi hoàn thành bài tập về nhà được trả ba xu.

Với trẻ em, thời gian dùng thiết bị công nghệ có ý nghĩa nhiều hơn số tiền bỏ ra nên tôi nghĩ mình đang chiếm ưu thế. Với số tiền này, tôi có thể vừa yêu cầu con làm việc nhà, vừa quản lý việc sử dụng máy tính, điện thoại vì các cháu không được phép tiêu tốn toàn bộ thời gian cho nó. Tôi không cần trả tiền mặt cho công việc nhà mà quy đổi nó thành thời gian chơi công nghệ.

Thời gian đầu, các con không hưởng ứng việc trả tiền cho thời gian ngồi trước màn hình nhưng tôi áp dụng theo cách cứng rắn. Nếu không làm việc nhà, các cháu sẽ không có xu và không thể chơi máy tính, điện thoại.

Từ đó, các cháu nhận ra nếu thực sự muốn đạt được điều gì đó, con người phải làm việc vì nó. Điều này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp trong cuộc sống.

Tôi rất hài lòng vì các con có thể nhận ra bài học này ngay khi còn nhỏ. Hệ thống tiền xu đã khiến các cháu trở thành người có trách nhiệm, có khả năng quản lý và phân bổ thời gian. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy sự tự tin, lòng tự trọng của lũ trẻ.

Con cái chúng ta đang lớn lên trong một thế giới bị chi phối nhiều bởi công nghệ. Tôi tin rằng điều quan trọng là các cháu có thể biến công nghệ thành vũ khí có lợi cho bản thân nhưng không bị phụ thuộc vào nó.

Tôi không bao giờ dạy con luôn có thể dùng thiết bị công nghệ khi muốn. Công nghệ là phần thưởng khi các cháu đặt gia đình và trách nhiệm cá nhân lên hàng đầu. Và theo như tôi biết, không ứng dụng nào có thể dạy các con về điều này.

Tú Anh (Theo Popsugar)

Thuộc chủ đề:Tin giáo dục Tag với:Giáo dục

Sidebar chính

Bài viết mới

  • ĐỀ THI THỬ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 – Tỉnh Ninh Bình – Môn Toán – Sách Toán
  • Gọi (V_1) là thể tích giữa khối lập phương và (V_2) là thể tích khối cầu ngoại tiếp khối lập phương đó. Tính tỉ số (frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}.)
  • Học Toán 8 Chương 4 Bài 4: Hình lăng trụ đứng
  • Một hình trụ có bán kính đáy bằng (2asqrt 2), thiết diện qua trục là một hình chữ nhật ABCD với (AD=2AB). Tính diện tích xung quanh S của hình trụ.
  • Học Toán 8 Chương 4 Bài 5: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

Chuyên mục

  • Học tập (236)
  • Thi cử (177)
  • Tin giáo dục (3.234)

Thẻ

Aptech (1) Cao đẳng, trung cấp (2) Cao đẳng Công thương Hà Nội (1) Cao đẳng FPT Polytechnic (2) chấm thi (1) chấm thi tốt nghiệp THPT 2020 (1) Câu chuyện sinh viên (5) Du học (48) Du học xứ Wales (10) dự báo điểm sàn (1) Giáo dục (1204) Giáo dục 4.0 (14) Hóa học (1) Học tiếng Anh (122) học viện phụ nữ việt nam (1) lập trình viên Aptech (1) ngành Công nghệ thông tin (1) ngành Hàn Quốc học (1) ngành Kỹ thuật vật liệu (1) Nhịp sống (1) Tai lieu hoc tap (40) Thi tốt nghiệp (4) thi tốt nghiệp THPT (4) thi tốt nghiệp THPT 2020 (3) thi tốt nghiệp đợt 2 (1) thi đánh giá năng lực (3) thi đợt 2 (2) THPT (49) trúng tuyển Đại học (1) tuyến sinh 2020 (1) Tuyển sinh (246) tuyển sinh lớp 10 (1) tuyển sinh ĐH 2020 (14) tuyển sinh ĐH năm 2020 (1) tuyển thẳng (1) Tư vấn (5) Tốt nghiệp 2020 (3) vào lớp 10 (1) xét tuyển đại học (3) Đà Nẵng (3) Đại học (190) Đại học Huế (2) Đại học Đà Nẵng (1) điềm sàn (2) điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 (1)

Copyright © 2021 · Học Toán - Học Trắc nghiệm - Ebook Toán - Học Giải - Môn Toán - Giai bai tap hay - Hoc Lop 12 - HocZ NET