• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar

Nghề Giáo - Giáo dục

Tập hợp tin tức về nghề giáo - giáo viên

  • Lớp 12
  • Học tập
  • Tin giáo dục
  • Thi cử
  • Blog
Bạn đang ở:Trang chủ / Tin giáo dục / [NG] Năm cách nói chuyện với trẻ em dễ dàng hơn

[NG] Năm cách nói chuyện với trẻ em dễ dàng hơn

31/10/2020 by admin

Để giải thích về những điều khó hiểu như ly hôn, chuyển nhà… bạn có thể dẫn dắt thông qua nội dung tương tự của bộ phim, câu chuyện trẻ đã xem.

Đúng lúc

Nếu đúng thời điểm, mọi việc tự khắc sẽ suôn sẻ hơn. Nếu muốn nói chuyện nghiêm túc hoặc dạy trẻ thêm kiến thức, một buổi sáng cuối tuần sẽ thích hợp hơn ngày trong tuần. Sở dĩ những ngày thường, bạn phải tất bật chuẩn bị đồ cho trẻ đi học, trẻ cũng có tâm lý vội vàng và không thể lắng nghe những gì bạn nói.

Đến buổi tối, cả trẻ em và người lớn đều kiệt sức sau một ngày học tập và làm việc. Những chuyện nghiêm túc chỉ khiến hai bên mệt mỏi và cáu kỉnh hơn. Ngay cả khi trẻ có vẻ đang ở trong một tâm trạng tích cực, não bộ uể oải của chúng cũng không thể tiếp nhận thêm thông tin.

Tập trước

Nghe có vẻ vô lý, bởi nhiều người cho rằng việc nói chuyện với trẻ em không quan trọng đến mức phải tập trước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chẳng hạn thú cưng của trẻ ốm, đi lạc hoặc chết, bạn vẫn cần có sự chuẩn bị nhất định khi nói với trẻ về việc này.

Khi tập trước, bạn sẽ bình tĩnh lựa chọn được những từ ngữ phù hợp nhất, tránh làm tổn thương và gây ám ảnh cho trẻ. Nếu trẻ cảm thấy quá buồn hay sợ hãi ngay khi bắt đầu cuộc trò chuyện, chúng không thể nghe hiểu gì trong phần sau nữa.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Nói theo cách của trẻ

Paige Greytok, nhà tâm lý học ở Connecticut, Mỹ, cho biết những khái niệm như chuyển nhà, ly hôn hoặc cái chết rất khó để trẻ em hiểu được. Do đó, bạn cần nói bằng ngôn ngữ của trẻ nếu muốn giải thích cho chúng.

Bạn có thể dẫn dắt thông qua những câu chuyện, nhân vật trẻ biết, so sánh sự việc giống như một tình tiết trên phim, truyện để trẻ dễ hình dung hơn. Ngoài ra, bạn cần sử dụng những câu ngắn gọn, từ ngữ đơn giản khi nói với trẻ.

Theo dõi cảm xúc của trẻ

Ngoài việc nói chuyện và truyền tải những gì mình muốn, bạn cần theo dõi cảm xúc của trẻ. Thi thoảng, bạn nên dừng lại và hỏi “Con có vẻ buồn?” hoặc “Điều đó có đáng sợ với con không?”. Nếu trẻ có biểu hiện bị kích động hoặc kiên quyết từ chối tiếp tục cuộc hội thoại, bạn nên tạm dừng và tìm thời điểm, cách diễn đạt khác phù hợp hơn.

Chẳng hạn thú cưng của trẻ đi lạc mất, nếu chỉ mới nghe đề cập vấn đề, trẻ đã òa khóc thì bạn nên dừng lại. Thay vào đó, bạn có thể gợi ý trẻ cùng đi tìm để giải tỏa tâm lý. Trong lúc đó, bạn có thể lựa lời nói chuyện và giải thích cho trẻ.

Kiên nhẫn

Cuộc hội thoại sẽ không kết thúc khi bạn nói xong những điều mình muốn. Với những chủ đề khó, trẻ sẽ có thêm nhiều câu hỏi. Do đó, bạn nên sẵn sàng thảo luận nếu trẻ muốn hiểu rõ hơn.

Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn bởi đôi khi bạn giải thích nhiều lần trẻ vẫn chưa hiểu hoặc có quá nhiều câu hỏi. Hãy bố trí thời gian hợp lý để sẵn sàng giải đáp những điều trẻ muốn tìm hiểu.

Thanh Hằng (Theo Parents)

Thuộc chủ đề:Tin giáo dục Tag với:Giáo dục

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Hà Nội, Bắc Ninh phong tỏa nơi phát hiện trường hợp nghi mắc Covid
  • Hà Nội ra Công điện về phòng, chống dịch Covid-19
  • Người đi qua sân bay Vân Đồn, TP Chí Linh từ ngày 15/1 phải liên hệ với cơ quan y tế
  • Thay áo mới cho hát bội
  • Về ra mắt nhà bạn gái, tôi ngớ người khi nhìn thấy mẹ cô ấy

Chuyên mục

  • Học tập (195)
  • Thi cử (177)
  • Tin giáo dục (3.188)

Thẻ

Aptech (1) Cao đẳng, trung cấp (2) Cao đẳng Công thương Hà Nội (1) Cao đẳng FPT Polytechnic (2) chấm thi (1) chấm thi tốt nghiệp THPT 2020 (1) Câu chuyện sinh viên (5) Du học (48) Du học xứ Wales (10) dự báo điểm sàn (1) Giáo dục (1204) Giáo dục 4.0 (14) Hóa học (1) Học tiếng Anh (122) học viện phụ nữ việt nam (1) lập trình viên Aptech (1) ngành Công nghệ thông tin (1) ngành Hàn Quốc học (1) ngành Kỹ thuật vật liệu (1) Nhịp sống (1) Tai lieu hoc tap (40) Thi tốt nghiệp (4) thi tốt nghiệp THPT (4) thi tốt nghiệp THPT 2020 (3) thi tốt nghiệp đợt 2 (1) thi đánh giá năng lực (3) thi đợt 2 (2) THPT (49) trúng tuyển Đại học (1) tuyến sinh 2020 (1) Tuyển sinh (246) tuyển sinh lớp 10 (1) tuyển sinh ĐH 2020 (14) tuyển sinh ĐH năm 2020 (1) tuyển thẳng (1) Tư vấn (5) Tốt nghiệp 2020 (3) vào lớp 10 (1) xét tuyển đại học (3) Đà Nẵng (3) Đại học (190) Đại học Huế (2) Đại học Đà Nẵng (1) điềm sàn (2) điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 (1)

Copyright © 2021 · Học Toán - Học Trắc nghiệm - Ebook Toán - Học Giải - Môn Toán - Giai bai tap hay - Hoc Lop 12 - HocZ NET