• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar

Nghề Giáo - Giáo dục

Tập hợp tin tức về nghề giáo - giáo viên

  • Lớp 12
  • Học tập
  • Tin giáo dục
  • Thi cử
  • Blog
Bạn đang ở:Trang chủ / Tin giáo dục / [NG] Những điều tưởng có hại nhưng lại tốt cho trẻ

[NG] Những điều tưởng có hại nhưng lại tốt cho trẻ

14/11/2020 by admin

Các hoạt động có phần mạo hiểm như đi xe đạp, patin giúp trẻ học thêm kỹ năng, rèn tự tin nên bạn cần giám sát, đồng hành thay vì cấm đoán.

Các chuyên gia của trang Parents chia sẻ một số việc tưởng chừng có hại nhưng lại tốt cho sự phát triển của trẻ.

Để trẻ tự chịu trách nhiệm cho việc làm của mình

Phụ huynh thường muốn bảo vệ con khỏi bất cứ khó khăn gì. Tuy nhiên, nếu bao bọc và giám sát một cách thái quá, bạn có thể trở thành “bố mẹ trực thăng” hoặc “bố mẹ dọn đường“.

Tiến sĩ Brittany Barber Garcia, nhà tâm lý học của Bệnh viện nhi Helen DeVos, Michigan, Mỹ, cho rằng để trẻ gánh chịu hậu quả từ hành vi của mình là một trong những phương pháp dạy con đúng đắn nhất.

Chẳng hạn nếu trẻ ngủ dậy muộn hoặc lề mề trong khâu chuẩn bị đồ đạc, dẫn đến đi học muộn, bạn nên để trẻ tuân thủ hình phạt giáo viên chủ nhiệm đề ra. “Nếu cứ sa vào việc cứu bọn trẻ, chúng ta sẽ cướp đi cơ hội học cách chịu trách nhiệm cho những hậu quả tiêu cực mà chúng gây ra”, Garcia nói.

Để trẻ tham gia vào một số trò chơi mạo hiểm

Một em bé tập đi sẽ bị ngã hàng chục lần trước khi bước được trên đôi chân mình. Trong giới hạn hợp lý, các trò chơi mạo hiểm cũng giúp trẻ đạt được điều mình muốn. Chẳng hạn, đi xe đạp, trượt patin. Nếu nhìn về khía cạnh sức khỏe, bất cứ trò chơi hay hoạt động nào cũng có thể gây ra thương tích.

Tuy nhiên, nếu quá bao bọc, trẻ sẽ không có kỹ năng nào. Các nhà khoa học cho biết, việc để trẻ trải nghiệm các trò chơi này không phải sự vô trách nhiệm trong nuôi dạy mà là cách đề rèn sự tự tin. Tất nhiên khi trẻ tham gia các hoạt động này, bạn cần giám sát và can thiệp kịp thời trước những tình huống rủi ro.

Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Không trả lời ngay khi trẻ ngắt lời

Khi cần gây sự chú ý, trẻ thường nhanh nhảu ngắt lời người lớn mà không chú ý đến việc bạn đang có một cuộc hội thoại khác. Nếu bạn trả lời ngay, trẻ sẽ không ý thức được việc mình vừa làm mất lịch sự và lần sau sẽ tiếp diễn.

Việc lặng im và không trả lời ngay khi trẻ ngắt lời có vẻ khiến chúng trông tội nghiệp khi chờ đợi. Tuy nhiên, điều này giúp bạn nhắc nhở trẻ rằng cảm xúc và suy nghĩ của chúng quan trọng nhưng phải đợi người lớn cho phép mới được tham gia vào cuộc trò chuyện.

Làm bạn với đứa trẻ hư

Jennifer Soos, cố vấn gia đình tại San Antonio, Mỹ, nhớ lại trải nghiệm khi con trai kết bạn với đứa trẻ hay gây rắc rối nhà hàng xóm. “Người bạn đó thường xuyên phá vỡ quy tắc gia đình, làm hỏng đồ đạc và không bao giờ dọn dẹp. Sau đó, con trai tôi cũng dần học theo những điều này”, cô kể.

Jennifer không ngăn cấm con trai vì cô sợ đứa trẻ không thể hiểu hết lý do, sẽ trách và không phục. Cô yêu cầu con trai chịu trách nhiệm về việc làm của mình, dọn dẹp nếu bày bừa và phải trả tiền cho những món đồ chơi bị hỏng. “Sau vài tuần, con tôi dần nhận ra việc chơi với người bạn hàng xóm khiến con phải làm những việc này. Tôi nói với thằng bè rằng bạn bè là lựa chọn của con nên nếu bạn không tốt, con có thể chọn người khác để chơi”, Jennifer nói.

Các chuyên gia cho rằng việc trẻ làm bạn với một người thiếu tích cực có thể khiến nhiều phụ huynh vội vàng tách con mình ra. Tuy nhiên, việc này không giúp trẻ nhận ra được nhiều điều, thậm chí tìm cách “lách luật”. Tương tự câu chuyện của Jennifer, bạn nên đóng vai trò giám sát và dạy trẻ chịu trách nhiệm, từ đó thay đổi.

Không yêu cầu trẻ làm bài tập về nhà ngay sau buổi học

Tiến sĩ Vanessa Lapointe, chuyên gia về nuôi dạy con cái người Mỹ, khẳng định việc này dẫn đến nhiều tác động tiêu cực hơn là lợi ích. Trẻ đã trải qua một ngày dài ở trường, bạn nên để chúng tham gia vào các hoạt động không đòi hỏi quá tập trung và cần suy nghĩ nhiều để thư giãn đầu óc trước khi yêu cầu trẻ làm bài tập. Khi đầu óc được giải tỏa, việc học sẽ đơn giản và bớt căng thẳng hơn.

Thanh Hằng (Theo Parents)

Thuộc chủ đề:Tin giáo dục Tag với:Giáo dục

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Việt Nam nỗ lực dập dịch Covid trong 10 ngày
  • Người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm chức danh “Giáo sư Đặc biệt nước ngoài”
  • Khẩn cấp truy tìm 50 người đi xe khách về từ vùng dịch
  • Hàng loạt trường hủy lễ hội Tết vì Covid-19
  • Cô gái làm rơi 30 triệu, bị người đi đường ‘hôi của’ trong tích tắc

Chuyên mục

  • Học tập (195)
  • Thi cử (177)
  • Tin giáo dục (3.234)

Thẻ

Aptech (1) Cao đẳng, trung cấp (2) Cao đẳng Công thương Hà Nội (1) Cao đẳng FPT Polytechnic (2) chấm thi (1) chấm thi tốt nghiệp THPT 2020 (1) Câu chuyện sinh viên (5) Du học (48) Du học xứ Wales (10) dự báo điểm sàn (1) Giáo dục (1204) Giáo dục 4.0 (14) Hóa học (1) Học tiếng Anh (122) học viện phụ nữ việt nam (1) lập trình viên Aptech (1) ngành Công nghệ thông tin (1) ngành Hàn Quốc học (1) ngành Kỹ thuật vật liệu (1) Nhịp sống (1) Tai lieu hoc tap (40) Thi tốt nghiệp (4) thi tốt nghiệp THPT (4) thi tốt nghiệp THPT 2020 (3) thi tốt nghiệp đợt 2 (1) thi đánh giá năng lực (3) thi đợt 2 (2) THPT (49) trúng tuyển Đại học (1) tuyến sinh 2020 (1) Tuyển sinh (246) tuyển sinh lớp 10 (1) tuyển sinh ĐH 2020 (14) tuyển sinh ĐH năm 2020 (1) tuyển thẳng (1) Tư vấn (5) Tốt nghiệp 2020 (3) vào lớp 10 (1) xét tuyển đại học (3) Đà Nẵng (3) Đại học (190) Đại học Huế (2) Đại học Đà Nẵng (1) điềm sàn (2) điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 (1)

Copyright © 2021 · Học Toán - Học Trắc nghiệm - Ebook Toán - Học Giải - Môn Toán - Giai bai tap hay - Hoc Lop 12 - HocZ NET