• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar

Nghề Giáo - Giáo dục

Tập hợp tin tức về nghề giáo - giáo viên

  • Lớp 12
  • Học tập
  • Tin giáo dục
  • Thi cử
  • Blog
Bạn đang ở:Trang chủ / Tin giáo dục / [NG] Tổng Liên đoàn Lao động VN giải thích về lương lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng

[NG] Tổng Liên đoàn Lao động VN giải thích về lương lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng

30/10/2020 by admin

Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khẳng định thông tin ngày 23/10 về lương lãnh đạo trường Tôn Đức Thắng là “hoàn toàn chính xác”.

Sáng 30/10, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết mức lương tháng 8/2020 của ông Lê Vinh Danh, cựu Hiệu trưởng và các cán bộ, giảng viên, nhân viên trường Đại học Tôn Đức Thắng được công bố tại buổi họp báo ngày 23/10 là do lãnh đạo trường cung cấp. Theo đó, ba tháng 6, 7, 8, lương, thu nhập của ông Lê Vinh Danh (trước thuế) là 556 triệu đồng, trong khi mức bình quân của viên chức giảng dạy, viên chức hành chính, lao động giản đơn lần lượt là 23,7; 22,5 và 13,4 triệu đồng.

“Thông tin trên minh họa cho nhận định trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP HCM là việc chi trả lương, thu nhập cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường chưa đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định, có sự chênh lệch lớn trong việc phân phối thu nhập giữa một số ít cán bộ, lãnh đạo với giảng viên, nhân viên”, ông Hiểu nói.

Theo ông Hiểu, trường Đại học Tôn Đức Thắng hoạt động theo cơ chế tự chủ, phải tuân thủ Quyết định 158/2015 của Thủ tướng, đó là việc chi trả thu nhập tăng thêm phải trên cơ sở công bằng và minh bạch.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Ảnh: PV.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Ảnh: PV.

Giải thích việc ngày 23/10 họp báo công bố lương, nhưng ngày 26/10 lại có văn bản yêu cầu Đại học Tôn Đức Thắng báo cáo bằng văn bản, ông Ngọ Duy Hiểu cho biết, cơ quan này đã nhận được báo cáo về lương các chức danh lãnh đạo của trường Tôn Đức Thắng trước ngày họp báo. Sau đó, một số cơ quan báo chí muốn xin bảng lương có đóng dấu. Để tiện cho công tác thông tin, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu trường gửi văn bản có đóng dấu về lương.

Trao đổi với báo chí, cựu Hiệu trưởng Lê Vinh Danh cho biết, trung bình mỗi tháng nhận 407 triệu đồng. Sau khi đóng thuế và các khoản khác theo quy định, ông thực lãnh 286 triệu đồng. Hồi đầu năm dịch bệnh bùng phát, Đại học Tôn Đức Thắng gặp khó khăn tài chính. Nhiều cán bộ tự nguyện nhận lương ít hơn trong tháng 3 và 4, phần còn lại để trường trả chậm. Ông khi đó chỉ nhận 40% thu nhập và được trả bổ sung 60% còn lại vào các tháng 6, 7 và 8. Đây là nguyên nhân khiến con số tổng thu nhập ông nhận (trước thuế) lên tới 556 triệu đồng.

Ông Danh cho rằng thu nhập mà Đại học Tôn Đức Thắng trả cho giảng viên, viên chức không theo chức danh mà theo vị trí công việc, số đầu việc phụ trách, khối lượng công việc và hiệu quả sản phẩm đầu ra. Chẳng hạn cùng là giảng viên, có người thu nhập gấp 4-5 lần người khác, cùng là nghiên cứu viên có thể chênh nhau 10 lần. Ông làm việc nhiều nhất ở trường, mỗi ngày 10-13 tiếng và gần như 360 ngày mỗi năm. “Tất cả mọi việc ở trường tôi phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, mà sự chịu trách nhiệm này là vô giá”, ông Danh nêu quan điểm.

Đại học Tôn Đức Thắng, tiền thân là trường Đại học công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, do Liên đoàn Lao động TP HCM sáng lập và quản lý, sau đó chuyển sang mô hình bán công, rồi công lập và chuyển về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ông Lê Vinh Danh, 57 tuổi, học vị tiến sĩ, công tác tại trường từ năm 1999. Ông Danh làm Hiệu trường trường từ tháng 7/2007, trước khi bị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cách chức.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ông Danh đã có nhiều vi phạm công tác Đảng và quản lý hành chính, như duyệt chi hơn 14 tỷ đồng không đúng quy định, sử dụng hơn 10 tỷ đồng tiền lãi từ nguồn cho vay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trích lập các quỹ không đúng mục đích vay, không phản ánh đầy đủ thông tin trên sổ sách kế toán. Ông Danh còn chỉ đạo mua sắm tài sản gây thiệt hại cho trường 29 tỷ đồng. Ngoài ra, việc chi trả lương cán bộ của nhà trường chưa minh bạch, chênh lệch lớn giữa hiệu trưởng và giảng viên.

Đoàn Loan

Thuộc chủ đề:Tin giáo dục Tag với:Giáo dục

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Cô giáo nuôi dạy HS đoạt giải quốc tế nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
  • Niềm tin thịnh vượng, hùng cường
  • Gần 500 người dự đêm hòa nhạc gây Quỹ “Như những người bạn
  • Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu giải pháp tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29
  • NSND Trung Kiên qua đời ở tuổi 82

Chuyên mục

  • Học tập (195)
  • Thi cử (177)
  • Tin giáo dục (3.052)

Thẻ

Aptech (1) Cao đẳng, trung cấp (2) Cao đẳng Công thương Hà Nội (1) Cao đẳng FPT Polytechnic (2) chấm thi (1) chấm thi tốt nghiệp THPT 2020 (1) Câu chuyện sinh viên (5) Du học (48) Du học xứ Wales (10) dự báo điểm sàn (1) Giáo dục (1204) Giáo dục 4.0 (14) Hóa học (1) Học tiếng Anh (122) học viện phụ nữ việt nam (1) lập trình viên Aptech (1) ngành Công nghệ thông tin (1) ngành Hàn Quốc học (1) ngành Kỹ thuật vật liệu (1) Nhịp sống (1) Tai lieu hoc tap (40) Thi tốt nghiệp (4) thi tốt nghiệp THPT (4) thi tốt nghiệp THPT 2020 (3) thi tốt nghiệp đợt 2 (1) thi đánh giá năng lực (3) thi đợt 2 (2) THPT (49) trúng tuyển Đại học (1) tuyến sinh 2020 (1) Tuyển sinh (246) tuyển sinh lớp 10 (1) tuyển sinh ĐH 2020 (14) tuyển sinh ĐH năm 2020 (1) tuyển thẳng (1) Tư vấn (5) Tốt nghiệp 2020 (3) vào lớp 10 (1) xét tuyển đại học (3) Đà Nẵng (3) Đại học (190) Đại học Huế (2) Đại học Đà Nẵng (1) điềm sàn (2) điểm chuẩn trúng tuyển lớp 10 (1)

Copyright © 2021 · Học Toán - Học Trắc nghiệm - Ebook Toán - Học Giải - Môn Toán - Giai bai tap hay - Hoc Lop 12 - HocZ NET